Mưa sao băng Anh Tiên có nguồn gốc từ đâu?
Mưa sao băng Anh Tiên là một trong những sự kiện thiên văn nổi bật và được săn đón bởi tần suất với tần suất lên đến 60 sao băng trên giờ và tỷ lệ sao băng sáng của nó. Perseids có nguồn gốc từ sao chổi 109P/Swift-Tuttle, khi Trái Đất đi qua những mảnh vỡ còn sót lại của nó vào tháng 7 và tháng 8 hàng năm.
Sao chổi 109P/Swift-Tuttle được 2 nhà thiên văn học Lewis Swift và Horace Tuttle phát hiện trong các lần riêng biệt vào năm 1862. Nó có phần đầu rộng tới 26km, lớn gấp đôi kích thước của tảng đá không gian từng gây ra sự kiện khủng long tuyệt chủng 66 triệu năm trước. Sao chổi Swift-Tuttle mất 133 năm để quay quanh Mặt trời. Lần cuối cùng nó có mặt trong Hệ Mặt trời của chúng ta là năm 1992 và sẽ không quay trở lại cho đến năm 2125.
Có thể bạn cũng quan tâm: Top 5 trận mưa sao băng lớn nhất, ấn tượng nhất trong lịch sử
Làm thế nào để quan sát mưa sao băng Anh Tiên?
Trận mưa sao băng diễn ra hằng năm từ ngày 17 tháng 7 đến ngày 24 tháng 8. Cực điểm năm nay của Anh Tiên rơi vào đêm 12, rạng sáng 13 tháng 08.
Người quan sát có thể bắt đầu nhìn thấy các vệt sao sớm nhất là 9 giờ tối ở Bắc bán cầu hoặc nửa đêm ở Nam bán cầu khi đứng nhìn từ những khu vực nhiều bóng tối, ít bị ảnh hưởng bởi ánh sáng đô thị. Thời gian mưa sao băng Perseids năm nay đạt cực đại cũng trùng với thời điểm đầu tháng 7 âm lịch có trăng lưỡi liềm. Bầu trời đêm tối sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quan sát mưa sao băng.
Người quan sát có thể hướng về nơi có chòm sao Anh Tiên hoặc bất cứ nơi nào trên bầu trời. Thời gian quan sát lý tưởng nhất là sau 12 giờ đêm. Chọn những nơi quan sát tối, ít ánh sáng đèn và bụi. Lưu ý, xem dự báo thời tiết nếu có ý định quan sát mưa sao băng.
Sau trận mưa sao băng này, đến khoảng 21-22/10, người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Orionids. Tuy nhiên, đây là trận mưa sao băng trung bình với tần suất chỉ khoảng 20 vệt sao băng một giờ. Phải chờ đến 13-14/12, khi có mưa sao băng Geminids, người yêu thiên văn mới có cơ hội chiêm ngưỡng thêm một bữa tiệc mưa sao băng rực rỡ.
Cập nhật ngay những tin tức mới nhất về các hiện tượng thiên văn nổi bật sắp diễn ra tại đây
- Quan sát không gian vũ trụ bằng kính thiên văn hay ống nhòm?
- Sập kính viễn vọng khổng lồ lớn thứ 2 thế giới của Đài quan sát Arecibo
- Sắp được chiêm ngưỡng mưa sao băng Geminids lớn nhất, đẹp nhất trong năm 2020
- Bạn có thể thấy gì qua các loại kính thiên văn thông dụng hiện nay
- NASA khuyến cáo rằng không được phép nhìn mắt trần vào Mặt Trời