Nếu bạn là một người yêu thích thiên văn học thì không thể bỏ qua một loạt sự kiện thiên văn đầy hấp dẫn trên bầu trời vào tháng 12 này. Mưa sao băng Geminids – trận mưa sao băng lớn nhất trong năm. Một tuần sau cực đại Geminids, sẽ diễn ra hiện tượng “đại giao hội” hiếm gặp, đó là lần gặp gỡ kỳ thú giữa hai hành tinh Sao Mộc và Sao Thổ. Và tiếp theo đó là hàng loạt sự kiện thiên văn thú vị khác, theo ghi nhận của giới chuyên gia, trong tháng 12 này ở Việt Nam có thể quan sát được 6 sự kiện thiên văn nổi bật.
Mục lục bài viết
1. Mưa sao băng Geminids ngày 13 – 14.12
Geminids là trận mưa sao băng được ra bởi vật thể 3200 Phaethon, được cho là một tiểu hành tinh Palladian. Mưa sao băng Geminids được chờ đợi nhất năm bởi độ rực rỡ cũng như tần suất sao băng, thường xuất hiện từ ngày 4 đến 17-12 hằng năm. Nó được quan sát đầu tiên vào năm 1862, nhưng với tần suất chỉ vài chục vệt, thấp hơn hiện nay khá nhiều.
Geminids là vua của các trận mưa sao băng. Nó được nhiều người coi là mưa sao băng đẹp nhất trên bầu trời, tạo ra tới 120 vệt sao băng nhiều màu sắc mỗi giờ vào lúc cực điểm.
Năm 2020, theo các nguồn tin tức thiên văn dự kiến cực điểm của trận mưa sao băng này là 18g ngày 14-12 giờ quốc tế, tức 1g sáng 15-12 giờ VN (theo dự báo của Tổ chức sao băng quốc tế – IMO). Tại Việt Nam, thời điểm quan sát tốt nhất mưa sao băng Geminids là đêm 14 – rạng sáng 15-12 (giờ VN).
Những người yêu thích thiên văn có thể bắt đầu quan sát trận mưa sao này từ khoảng 22g ngày 14-12 cho tới rạng sáng 15-12 mà không lo bị ánh trăng gây ảnh hưởng.
Xem thêm: Sắp được chiêm ngưỡng mưa sao băng Geminids lớn nhất, đẹp nhất trong năm 2020
2. Hiện tượng trăng mới ngày 14.12
Mặt trăng sẽ nằm cùng phía với Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất và sẽ không nhìn thấy được trên bầu trời đêm. Sự kiện này xảy ra lúc 23h18 ngày 14.12 (giờ Việt Nam).
Trong thiên văn học, mặt trăng mới là giai đoạn mặt trăng đầu tiên, khi Mặt Trăng và Mặt Trời có cùng kinh độ hoàng đạo. Ở giai đoạn này, đĩa mặt trăng không nhìn thấy được bằng mắt, ngoại trừ khi bị che bóng mờ trong nhật thực. Ánh sáng ban ngày sáng hơn các ánh sáng từ Trái Đất, làm cho mặt trăng mới được chiếu sáng, tuy hơi mờ. Pha thực tế thường là một lưỡi liềm rất mỏng.
3. Đông chí ngày 21.12
Đông chí năm nay xảy ra lúc 17h02. Cực Nam của Trái Đất sẽ nghiêng về phía Mặt Trời. Lúc này, Mặt Trời sẽ đạt đến vị trí cực nam của nó trên bầu trời và chiếu sáng thẳng lên vùng chí tuyến Nam, ở vĩ tuyến 23,44 độ vĩ nam. Theo thuật ngữ thiên văn học, đông chí là thời điểm có liên quan đến vị trí của hành tinh trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Nó là lúc kinh độ Mặt Trời bằng 270 độ ở Bắc Bán cầu, và cũng là ngày bắt đầu mùa đông tại Bắc Bán cầu và ngày bắt đầu mùa hè tại Nam bán cầu.
Tiết Đông chí là tiết khí khởi đầu bằng điểm giữa của mùa đông, nó là một trong hai mươi tư tiết khí trong nông lịch. Theo định nghĩa này, điểm bắt đầu của nó trùng với điểm đông chí (tiếng Anh: Winter solstice) tại Bắc Bán cầu theo quan điểm của khoa học phương Tây.
Theo quy ước, tiết đông chí là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 21 hay 22 tháng 12 khi kết thúc tiết đại tuyết và kết thúc vào khoảng ngày 5 hay 6 tháng một trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết tiểu hàn bắt đầu.
4. Giao hội hiếm gặp giữa Sao Mộc và Sao Thổ ngày 21.12
Giao hội của Sao Mộc và Sao Thổ sẽ diễn ra vào ngày 21 tháng 12. Lần giao hội hiếm gặp giữa hai hành tinh này được gọi là “đại giao hội” (great conjunction). Lần đại giao hội gần đây nhất xảy ra vào năm 2000.
Vào đêm ngày 21 tháng 12, khi sao Mộc và sao Thổ ở gần nhau nhất, chúng trông như một hành tinh kép (double planet), khoảng cách giữa chúng chỉ bằng 1/5 đường kính trăng tròn. Đối với phần lớn những người quan sát bằng kính viễn vọng, trong buổi tối này, sao Mộc, sao Thổ và các vệ tinh lớn nhất của chúng đều có thể quan sát từ cùng một góc.
Nếu muốn quan sát sao Mộc và sao Thổ xuất hiện gần nhau như vậy trên bầu trời ở lần tiếp theo thì chúng ta sẽ phải chờ tới ngày 15/3/2080. Và cơ hội tiếp theo sẽ xuất hiện sau năm 2400.
Để không bỏ lỡ và quan sát trọn vẹn sự kiện “giao hội” cả đời có một này, các bạn cần sự hỗ trợ của các loại kính thiên văn chuyên dụng. Tham khảo một số kính thiên văn tại đây
5. Mưa sao băng Ursids ngày 21 – 22.12
Ursids là một trận mưa sao băng cỡ nhỏ, với khoảng 5-10 sao băng mỗi giờ. Trận mưa sao băng này được hình thành từ các hạt bụi còn sót lại của sao chổi Tuttle, thuộc chòm sao Tiểu Ursa (gần Kochab). Lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1790. Mưa sao băng Ursids thường xuất hiện từ ngày 17 đến ngày 25 tháng 12 hàng năm. Trong lịch sử vào năm 1945 người ta đã đo được có tới 169 vệt sao xuất hiện trong 1 giờ.
Cực đỉnh năm nay diễn ra vào đêm ngày 21, rạng sáng ngày 22 theo giờ Việt Nam.
Xem thêm: Top 5 trận mưa sao băng lớn nhất, ấn tượng nhất trong lịch sử
6. Trăng tròn ngày 30.12
Mặt Trăng và Mặt Trời sẽ nằm ở 2 phía đối diện nhau khi nhìn từ Trái Đất và mặt hướng về phía Trái Đất của Mặt Trăng sẽ được chiếu sáng hoàn toàn. Pha này xảy ra lúc 10h30.
Trăng tròn lần này được các bộ lạc người Mỹ bản địa xưa kia gọi là Trăng Lạnh vì đây là thời điểm không khí lạnh mùa đông bao chùm khắp nơi và ban đêm tối tăm kéo dài. Lần trăng tròn này còn được gọi là Trăng Đêm dài và Trăng trước Lễ Yule.