Nên chọn mua kính thiên văn khúc xạ hay phản xạ

Nên chọn mua kính thiên văn phản xạ hay kính thiên văn khúc xạ, vẫn là điều mà nhiều người phân vân khi chọn mua kính thiên văn để quan sát bầu trời và vũ trụ. Để giúp các bạn hiểu được chức năng, ưu điểm nhược điểm của kính thiên văn phản xạ và khúc xạ, và có những kiến thức cơ bản để lựa chọn đúng sản phẩm mình mong muốn. Hãy cùng thienvanvutruhoc.com tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé!

Nên chọn mua kính thiên văn khúc xạ hay phản xạ
Nên chọn mua kính thiên văn khúc xạ hay phản xạ

Kính thiên văn khúc xạ là gì?

Kính thiên văn khúc xạ (Refracting telescope) là một loại kính thiên văn quang học có kính vật được làm từ các thấu kính tạo thành hình ảnh. Kính thiên văn khúc xạ được sử dụng trong ống nhòm, kính thiên văn, ống kính máy ảnh với tiêu cự dài.

Cấu tạo và cách hoạt động của kính thiên văn khúc xạ

Trên thực tế, bạn có thể coi kính thiên văn khúc xạ là một nửa của cặp ống nhòm khổng lồ. Ánh sáng đi vào một kính thiên văn khúc xạ qua thấu kính phía trước, được gọi là vật kính. Sau đó, nó đi dọc theo chiều dài của kính thiên văn đến thấu kính thị kính, đây là nơi xảy ra hiện tượng phóng đại.

Cấu tạo và cách hoạt động của kính thiên văn khúc xạ
Cấu tạo và cách hoạt động của kính thiên văn khúc xạ

Cấu tạo này có thể làm cho việc quan sát qua kính thiên văn khúc xạ khá khó chịu, đặc biệt nếu bạn đang hướng kính thiên văn lên cao trên bầu trời, nó khiến bạn phải phải khom lưng và cúi cổ xuống để nhìn qua thị kính. Tuy nhiên, các bạn có thể sử dụng linh kiện kính thiên văn là lăng kính để bẻ cong ánh sáng qua 90 độ, vì vậy việc nhìn qua thị kính thoải mái hơn nhiều.

Kính thiên văn khúc xạ có một số lợi ích so với các kính thiên văn khác

Ưu điểm của kính thiên văn khúc xạ là cho chất lượng hình ảnh tốt hơn (khi so sánh với kính thiên văn phản xạ cùng kích cỡ). Ngoài ra, kính thiên văn Khúc xạ còn có ưu điểm gọn nhẹ, phù hợp cho các tác vụ chụp ảnh và quay phim về thiên văn, kính dễ sử dụng và vận chuyển, bền bỉ với thời gian và gần như không phải bảo trì bảo dưỡng gì nhiều (chủ yếu chỉ cần vệ sinh bụi trên bề mặt kính nếu có).

Ưu điểm của kính thiên văn khúc xạ là cho chất lượng hình ảnh tốt hơn, gọn nhẹ, phù hợp cho các tác vụ chụp ảnh và quay phim về thiên văn
Ưu điểm của kính thiên văn khúc xạ là cho chất lượng hình ảnh tốt hơn, gọn nhẹ, phù hợp cho các tác vụ chụp ảnh và quay phim về thiên văn

Mặt khác, có thể kết hợp kính thiên văn phản xạ với bộ phận đảo ảnh (rất nhỏ gọn) để biến kính thành ống nhòm siêu khủng hoặc ống ngắm spotting scope chất lượng cao, làm phương tiện theo dõi giám sát rất tiện lợi (điều mà các loại kính thiên văn phản xạ chịu thua).

  • Chất lượng ảnh tốt hơn so với kính thiên văn phản xạ.
  • Gọn nhẹ, bền bỉ dễ dàng mang vác di chuyển, vận hành.
  • Có thể cấu hình lại thành ống nhòm siêu khủng hoặc ống ngắm spotting scope chất lượng cao.
  • Vì bên trong ống được bịt kín ở cả hai đầu (có thấu kính) nên kính thiên văn khúc xạ không bị bụi bẩn bên trong.
  • Bởi vì ống được bịt kín ở cả hai đầu, kính thiên văn khúc xạ không gặp vấn đề không khí di chuyển bên trong ống, và do đó có hình ảnh sắc nét hơn, ổn định hơn.
có thể kết hợp kính thiên văn phản xạ với bộ phận đảo ảnh (rất nhỏ gọn) để biến kính thành ống nhòm siêu khủng hoặc ống ngắm spotting scope chất lượng cao
có thể kết hợp kính thiên văn phản xạ với bộ phận đảo ảnh (rất nhỏ gọn) để biến kính thành ống nhòm siêu khủng hoặc ống ngắm spotting scope chất lượng cao

Một số điểm yếu của kính thiên văn khúc xạ

Nhược điểm lớn nhất của kính thiên văn khúc xạ đó là giá thành quá cao so với kính thiên văn phản xạ cùng loại, dẫu biết rằng “giá cả đi đôi với chất lượng”, nhưng giá cả của kính thiên văn Khúc xạ là nguyên nhân chính hạn chế sự tiếp cận của số lượng lớn người yêu thích quan sát thiên văn hoặc chụp ảnh từ khoảng cách xa.

Lưu ý: Kính thiên văn khúc xạ loại rẻ tiền thường cho ảnh có hiện tượng sắc sai, mức độ nhiều hay ít tùy thuộc vào mức giá và khả năng đánh giá chọn lựa khi mua kính của người dùng. Vì vậy, với cùng một mức giá như nhau, một số người thường lựa chọn kính thiên văn phản xạ để sử dụng ngay với mục đích duy nhất chỉ để ngắm thiên văn, tuy nhiên khi đã có một số kiến thức quan sát và kỹ năng nhất định, lại mong muốn sử dụng kính thiên văn cho nhiều mục đích khác nhau thì đa phần người sử dụng đều chuyển đổi sang các loại kính thiên văn khúc xạ.

Mua kính thiên văn khúc xạ giá rẻ, uy tín, chất lượng chính hãng tại đây

Kính thiên văn phản xạ là gì?

Kính thiên văn phản xạ (Reflecting telescope) là loại kính thiên văn sử dụng một hoặc một vài gương phản xạ phản chiếu ánh sáng và hình thành một hình ảnh. Kính thiên văn phản xạ được phát minh vào thế kỷ 17 bởi Isaac Newton.

Kính thiên văn phản xạ (Reflecting telescope) là loại kính thiên văn sử dụng một hoặc một vài gương phản xạ phản chiếu ánh sáng và hình thành một hình ảnh
Kính thiên văn phản xạ (Reflecting telescope) là loại kính thiên văn sử dụng một hoặc một vài gương phản xạ phản chiếu ánh sáng và hình thành một hình ảnh

Cấu tạo và cách hoạt động của kính thiên văn phản xạ

Một trong những loại kính thiên văn phản xạ phổ biến nhất được gọi là kính phản xạ Newton. Trong kính thiên văn Newton, ống mở ở một đầu. Ánh sáng đi vào ống và phản xạ khỏi một gương cong (gọi là gương chính ) ở đầu kia, trước khi phản xạ ngược lại ống đến gần đỉnh nơi nó phản xạ lại một gương nhỏ hơn (gọi là gương thứ cấp ), làm phản xạ ánh sáng. ra khỏi một lỗ ở mặt bên của kính thiên văn nơi bạn gắn thị kính của mình.

Cấu tạo đơn giản của kính thiên văn phản xạ
Cấu tạo đơn giản của kính thiên văn phản xạ

Kính thiên văn phản xạ có nhiều biến thể thiết kế và có thể sử dụng thêm các phần tử quang học để cải thiện chất lượng hình ảnh hoặc đặt hình ảnh ở vị trí có lợi về mặt cơ học.

Kính thiên văn phản xạ chủ yếu là kính thiên văn mở, nghĩa là gương tiếp xúc với không khí, độ ẩm và bụi. Đây là lý do tại sao chúng yêu cầu được thao tác với độ chính xác và bảo quản kỹ lưỡng. Thông thường, trước mỗi buổi quan sát thiên văn bạn cần thực hiện một vài thao tác căn chỉnh cho kính (được gọi là quy trình chuẩn trực).

Những Ưu điểm nổi bật của kính thiên văn phản xạ

Mặc dù cho chất lượng ảnh kém hơn kính thiên văn Khúc xạ cùng kích cỡ, nhưng do thiết kế dạng phản xạ, nên loại kính này cho khả năng khử sắc sai tốt, cho dù là kính tầm trung và tầm thấp. Giá cả của kính thiên văn phản xạ cũng khá dễ chịu đối với những người có ngân sách eo hẹp nên nhiều người chọn phương cách tiếp cận với kính thiên văn phản xạ khi mới bắt đầu sử dụng kính.

  • Giá rẻ, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng quan sát
  • Khả năng khử quang sai tốt (viền màu xung quanh các ngôi sao), kể cả kính thiên văn giá rẻ
  • Vì gương có thể được cố định vào một tấm kim loại, kính thiên văn phản xạ có thể lớn hơn nhiều so với kính khúc xạ.

Mua kính thiên văn phản xạ giá rẻ, uy tín, chất lượng chính hãng tại đây

Mặc dù cho chất lượng ảnh kém hơn kính thiên văn Khúc xạ cùng kích cỡ, nhưng do thiết kế dạng phản xạ, nên loại kính này cho khả năng khử sắc sai tốt
Mặc dù cho chất lượng ảnh kém hơn kính thiên văn Khúc xạ cùng kích cỡ, nhưng do thiết kế dạng phản xạ, nên loại kính này cho khả năng khử sắc sai tốt

Điểm yếu của kính thiên văn phản xạ bao gồm

Kính thiên văn phản xạ có nhược điểm lớn là khá cồng kềnh, nặng nề khi vận hành quan sát và dễ bị lệch trục quang học, dễ vỡ nên thường xuyên phải bảo trì và bảo quản tốn công sức, thời gian. Ngoài ra, vì gương phản xạ được tráng phủ lớp kim loại phản xạ rất mỏng trên bề mặt, nên kính thiên văn phản xạ nhanh bị xuống cấp và giảm sút chất lượng ảnh quan sát.

Do gương phản xạ được kết cấu từ thủy tinh khối, lại khá dày nên đôi khi mức độ chênh lệch nhiệt độ giữa gương và môi trường quan sát khiến cho chất lượng ảnh quan sát lúc ban đầu rất tệ hại, ảnh mờ và nhiễu, méo mó. Để chất lượng quan sát được ổn định, cần phải chờ “nguội” kính, nghĩa là chờ cho nhiệt độ của gương phản xạ và nhiệt độ môi trường quan sát đồng nhất với nhau (thời gian chờ đợi dài hay ngắn phụ thuộc vào mức chênh lệch nhiệt độ và kích cỡ của gương).

Cấu tạo và cách hoạt động của kính thiên văn phản xạ
Cấu tạo và cách hoạt động của kính thiên văn phản xạ

Mặt khác, không thể kết hợp hoặc chuyển đổi kính thiên văn phản xạ với lăng kính đảo ảnh để trở thành ống nhòm khủng như kính thiên văn khúc xạ. Bất chấp các nhược điểm trên, nếu bạn chỉ cần một ống kính thiên văn vừa giá tiền, có chất lượng ảnh tốt mà không cần phải quá xuất sắc, hoặc chỉ cần để quan sát các cụm sao, tinh vân… ít có nhu cầu chụp ảnh qua kính thì kính thiên văn phản xạ là một lựa chọn phù hợp.

  • Chất lượng quang học thường không cao
  • Phải thực hiện quy trình chuẩn trực và làm sạch gương
  • Ống hở nên khả năng dễ bị bụi, độ ẩm cao … vv cần được bảo quản lau chùi cẩn thận
  • Cồng kềnh và nặng nề

Có thể bạn chưa biết: Ngày nay, gần như tất cả các kính viễn vọng thiên văn cấp nghiên cứu lớn đều là kính phản xạ. Một vài nguyên nhân chính để các nhà khoa học lựa chọn kính thiên văn phản xạ là:

  • Các vật phản xạ hoạt động trong một phổ ánh sáng rộng hơn, ít bị hấp thụ khi đi qua thuỷ tinh như kính thiên văn khúc xạ
  • Do ánh sáng có bước sóng khác nhau truyền qua môi trường khác ngoài chân không với tốc độ khác nhau, sẽ gây ra hiện tượng quang sai, kính thiên văn phản xạ hạn chế được quang sai
  • Giải quyết được những vấn đề về cấu trúc liên quan đến sản xuất và chế tác ống kính khẩu độ lớn. Các thiết kế phản xạ lớn nhất hiện nay có đường kính vượt quá 10 mét còn khúc xạ không quá 1 mét.
Kính thiên văn quang học với đường kính 0,5 m đặt phía trên đài quan sát để tìm hiểu về bầu trời. (1)
Kính thiên văn quang học với đường kính 0,5 m đặt phía trên đài quan sát để tìm hiểu về bầu trời. (1)

Nên chọn mua kính thiên văn khúc xạ hay phản xạ

Việc lựa chọn được kính thiên văn phản xạ hay kính thiên văn khúc xạ luôn là câu hỏi lớn dành cho nhiều người chơi và đam mê thiên văn học vũ trụ. Xét một cách công bằng và khách quan thì mỗi loại kính đều có những đặc điểm mạnh và yếu khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu quan sát, kỹ năng vận hành kính và khả năng tài chính của người sử dụng mà lựa chọn kính cho phù hợp.

Sau hàng loạt các phân tích phía trên, bảng dưới đây là tổng hợp so sánh ưu nhược điểm của 2 loại kính thiên văn khúc xạ và kính thiên văn phản xạ:

Kính thiên văn khúc xạ Kính thiên văn phản xạ
Cấu tạo
  • thấu kính
  • gương phản xạ phản chiếu ánh sáng
Ưu điểm
  • Độ tương phản và độ sắc nét ấn tượng
  • Nhẹ và có thể vận chuyển
  • Ống kín = bảo vệ chống lại độ ẩm và bụi
  • Bảo trì và làm sạch hầu như không tồn tại
  • Gương lớn = khả năng thu sáng tốt hơn
  • Không có quang sai màu (viền màu xung quanh các ngôi sao)
  • Chi phí tương đối thấp
Nhược điểm
  • Đường kính nhỏ = lượng ánh sáng thu được ít hơn
  • Quang sai màu
  • Giá cao hơn
  • Chất lượng quang học thường không cao
  • Phải thực hiện quy trình chuẩn trực và làm sạch gương
  • Ống hở nên khả năng dễ bị bụi, độ ẩm cao
  • Cồng kềnh và nặng nề

Hướng dẫn chọn kính thiên văn phù hợp với từng đối tượng cụ thể

Mỗi loại kính khác nhau sẽ có công năng, ưu điểm, nhược điểm khác nhau, tuỳ mục đích và mức độ khả năng của từng trường hợp cụ thể mà bạn có thể chọn cho phù hợp.

Mua kính thiên văn chính hãng giao hàng toàn quốc tại đây

Người mới tập chơi

Với những người mới tập chơi và tìm hiểu về thiên văn, đa phần người sử dụng chỉ thích dùng kính thiên văn phản xạ, ít khi tìm hiểu kỹ các loại kính, mục đích quan sát vẫn chỉ là ngắm chơi cho biết, chưa có nhiều kỹ năng quan sát, nếu ống thiên văn càng to và dài, hoặc nhìn càng “khủng” thì càng thích (lý do chính chọn kính phản xạ cũng một phần là do nguyên nhân này), chỉ ưa thích độ phóng đại mà ít khi quan tâm đến các yếu tố khác. Người nhập môn vì lý do đó thường bị các địa chỉ bán hàng hoặc các trang web thiếu uy tín “mê hoặc” bằng các thông số phóng đại ảo được ghi trên vỏ hộp các loại kính rẻ tiền hoặc dụ mua các loại kính phản xạ có bề ngoài “hoành tráng” nhưng chất lượng thì chẳng “hoành tráng” tí nào. Kính thiên văn dành cho người mới tập chơi phù hợp nhất vẫn là kính thiên văn phản xạ.

Người đã có kỹ năng quan sát thiên văn nghiệp dư

Những người đã có kỹ năng thường chuyển đổi sang sử dụng kính thiên văn khúc xạ thay vì kính thiên văn phản xạ, đã có một số kiến thức nhất định về các loại kính và tích lũy được một số kinh nghiệm quan sát, ít khi bị thông số về mức độ phóng đại ảo hay kích cỡ làm ảnh hưởng tâm lý, quan niệm duy tâm “kích cỡ to hoặc độ phóng đại lớn là tất cả” đã có sự thay đổi. Bắt đầu thích và biết chụp ảnh hoặc quay các đoạn video với mục đích giải trí hoặc làm kỷ niệm bằng các thiết bị điện tử cầm tay sẵn có (điện thoại chụp hình, máy ảnh loại nhỏ, webcam thông thường…). Nếu bạn thuộc trong nhóm này, kính thiên văn khúc xạ là sản phẩm bạn nên chọn.

Hướng dẫn chọn kính thiên văn phù hợp với từng đối tượng cụ thể
Hướng dẫn chọn kính thiên văn phù hợp với từng đối tượng cụ thể

Người quan sát thiên văn chuyên nghiệp

Đa phần những người đã có kinh nghiệm đều có kiến thức rộng về thiên văn, nắm được ưu nhược điểm của các loại kính một cách rõ ràng. Có kỹ năng chụp ảnh, quay phim và sử dụng các thiết bị hỗ trợ tốt, có khả năng tự định vị mục tiêu và căn tọa độ quan sát mà không cần đến các thiết bị hỗ trợ dò tìm tọa độ hoặc căn mục tiêu.

Những người trong nhóm này đã chuyển hẳn sang sử dụng kính thiên văn khúc xạ làm phương tiện quan sát chính, có sự đầu tư lớn về thiết bị và kính thiên văn, sẵn sàng bỏ ra số tiền rất lớn mua các loại kính thiên văn khúc xạ chất lượng cao để quan sát, hoàn toàn không sử dụng hoặc rất ít khi sử dụng đến các loại kính thiên văn phản xạ (trừ trường hợp đôi khi thường sử dụng 2 ống kính rất lớn ghép với nhau để làm kính thiên văn phản xạ kép). Thường những người trong nhóm này họ dùng nhiều loại kính thiên văn cùng 1 lúc và phối hợp, thêm bớt linh kiện thiên văn để phù hợp với mục đích quan sát duy nhất.

Ngoài 2 loại kính trên thì còn có kính thiên văn tổ hợp và 1 số loại kính khác, nhưng do bài nhày chủ yếu đề cập tới việc so sánh 2 loại kính thiên văn phổ biến trên thị trường. Nếu bạn còn băng khoăn và chưa biết nên mua kính thiên văn ở đâu thì truy cập ngay website https://thienvanvutruhoc.com/cua-hang/

Trên đây là toàn bộ những kiến thức và kinh nghiệm mà thienvanhocvutruhoc.com đúc kết được, các bạn có thể tham khảo và nếu thấy hay thì có thể để lại 1 like và thường xuyên cập nhật những thông tin thiên văn mới nhất nhé!

 

4 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
1 Comment
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
1
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x